Marketing cá nhân hoá là gì và làm như thế nào?
Marketing cá nhân hoá là gì?
Một cách đơn giản, marketing
cá nhân hoá (marketing 1-1) như chính tên gọi của nó là chiến lược marketing mà
trong đó, các công ty dựa trên các số liệu phân tích (về nhân khẩu học, nền
tảng và hành vi…) để đưa ra thông điệp chọn lọc, cá nhân hoá tới từng khách
hàng. Gartner dự đoán vào năm 2018, doanh thu từ các tổ chức đầu tư mạnh tay
vào cá nhân hoá marketing sẽ vượt trội hơn 20% so với các bên chưa thực hiện
điều này.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng
những website bán lẻ sử dụng chiến lược cá nhân hoá có doanh số trung bình cao
hơn 19% so với những website khác. Cũng theo nghiên cứu trên, chiến lược cá
nhân hoá marketing giúp tăng doanh thu trung bình trên mỗi email gấp 6 lần.
Theo kết quả một cuộc khảo sát thì có đến 64% số khách hàng mong muốn nhận được
những gợi ý mang tính cá nhân hoá khi mua sắm trực tuyến. Đặc biệt, có đến 69%
số người được hỏi cho biết sẵn lòng cung cấp thông tin về sở thích cá nhân của
mình để nhận được gợi ý về những sản phẩm phù hợp.
Dựa vào phân loại của tháp nhu cầu Maslow ?
Các chuyên gia Marketing khẳng định, cần thay thế chiến lược
marketing 4P truyền thống bằng chiến lược marketing 5P- tập trung vào yếu tố
gắn kết với nhu cầu của người tiêu dùng. Theo Harvard Business Review,
marketing 5P gồm 5 yếu tố: Purpose (mục đích), Pride (niềm tự hào), Partnership
(đối tác), Protection (bảo vệ) và Personalization (cá nhân hoá).
Các tập đoàn lớn về lĩnh vực
giải khát Coca- cola, Pepsi đang triển khai và áp dụng khá thành công. Thật ra,
các chiến lược trên đã được nắm bắt áp dụng từ lâu trong các lĩnh vực công
nghệ, việc cá nhân hoá giúp tỉ lệ người dùng tăng cao, đẩy nhanh sự phát triển
các doanh nghiệp đặc biệt là các startup. Điển hình như Facebook, Instagam,
Grap, Uber,… và vô số các doanh nghiệp đang áp dụng, nhưng riêng trong các lĩnh
vực tiêu dùng nhanh thì lại là những ngày đầu khai phá chiến lược.
Theo Saky Rin